Khu công viên Sài Gòn Safari 500 triệu USD sẽ có trung tâm hành chính hiện đại |
UBND TP.HCM vừa có quyết định duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất tại dự án công viên Sài Gòn Safari. Dự án này đã được cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất của huyện Củ Chi năm 2017 tại Quyết định số 2337/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 dự án công viên Sài Gòn Safari đã được TP.HCM phê duyệt.
>> 26.000 Tỉ Đồng Xây 8 Dự Án Tại TP HCM
>> Ai Đang Là Chủ Nợ Dự Án HappyLand 2 Tỷ USD Ở Long An?
Mục tiêu đầu tư dự án này là hình thành một công viên sinh thái có tầm cỡ quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Là nơi trưng bày, lưu giữ, nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống các loại động thực vật quý hiếm trên thế giới và Việt Nam.
Dự án này có diện tích khu vực quy hoạch gần 457ha. Địa điểm triển khai dự án này là ở xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Trong đó, các khu chức năng của công viên Sài Gòn Safari có tổng diện tích là 440ha.
Phân khu chức năng chính công viên Sài Gòn Safari có tổng diện tích 384ha gồm khu vui chơi giải trí và khu club house, khách sạn, biệt thự. Các khu sử dụng chung có tổng diện tích 56ha gồm quảng trường, giao thông, bãi đổ xe, nhà điều hành, khu kỹ thuật, khu điều hành và cư trú cán bộ sử dụng chung cho các phân khu, khu vui chơi giải trí và khu khách sạn, biệt thự.
Hướng tổ chức không gian kiến trúc của dự án sẽ gồm hai khu vực. Phía Tây là khu safari với vườn thú mở, khu kỹ thuật, nhân giống và bệnh viện, chuồng trại tạm, điều hành, quảng trường, bãi đỗ xe. Đây cũng là nơi vui chơi giải trí gồm các khu chức năng: khu đón tiếp, mua sắm, ẩm thực và dịch vụ công cộng.
Phía Bắc là khu biệt thự và khách sạn gồm các nhà hàng, khu vui chơi trẻ em, cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao... Khu biệt thự - khách sạn bungalow được xây dựng thấp tầng, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên.
Theo UBND TP.HCM, từ ban đầu thành phố đã giao cho Thảo Cầm viên (nay là Công ty TNHH MTV Thảo Cầm viên Sài Gòn) làm chủ đầu tư do có nhiều kinh nghiệm trong duy tu công viên, chăm sóc, bảo tồn nguồn gen quý về động thực vật. Đơn vị này cũng có sẵn đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao về nuôi dưỡng, chăm sóc động thực vật hoang dã.
Tuy nhiên, suốt 13 năm qua dự án chưa thể triển khai, vẫn là khu đất hoang, cỏ mọc um tùm. Theo UBND TP.HCM, nguyên nhân đầu tiên là do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm. Trong quá trình thực hiện, Thảo Cầm viên không đáp ứng được nhu cầu của dự án, do năng lực yếu. Dự án vườn thú có quy mô lớn, tổng mức đầu tư cao nhưng khả năng sinh lợi thấp nên không hấp dẫn nhà đầu tư. Đây cũng là một khó khăn trong công tác kêu gọi đầu tư dự án.
Ngoài ra, dự án công viên Sài Gòn Safari có tính đặc thù nên việc lựa chọn đơn vị tư vấn đủ năng lực lập quy hoạch phân khu 1/2.000 rất hạn chế. Ở Việt Nam không có đơn vị đủ năng lực, còn trên thế giới thì chỉ có vài đơn vị đáp ứng được.
Hồi cuối năm 2016, Tập đoàn Vingroup đề xuất được đầu tư dự án công viên Sài Gòn Safari với vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD và đã được UBND TP.HCM chấp thuận cho phép thuê đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu lập điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 công viên Sài Gòn Safari.
UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan làm việc với nhà đầu tư để thống nhất hình thức đầu tư dự án công viên Sài Gòn Safari và báo cáo UBND TP.HCM xem xét, quyết định. Sở này còn được giao tổng hợp, báo cáo và đề xuất UBND TP.HCM xem xét, giải quyết và phấn đấu hoàn tất các thủ tục để nhà đầu tư có thể khởi công dự án trong năm 2017.
>> 26.000 Tỉ Đồng Xây 8 Dự Án Tại TP HCM
>> Ai Đang Là Chủ Nợ Dự Án HappyLand 2 Tỷ USD Ở Long An?
Mục tiêu đầu tư dự án này là hình thành một công viên sinh thái có tầm cỡ quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Là nơi trưng bày, lưu giữ, nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống các loại động thực vật quý hiếm trên thế giới và Việt Nam.
Dự án này có diện tích khu vực quy hoạch gần 457ha. Địa điểm triển khai dự án này là ở xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Trong đó, các khu chức năng của công viên Sài Gòn Safari có tổng diện tích là 440ha.
Phân khu chức năng chính công viên Sài Gòn Safari có tổng diện tích 384ha gồm khu vui chơi giải trí và khu club house, khách sạn, biệt thự. Các khu sử dụng chung có tổng diện tích 56ha gồm quảng trường, giao thông, bãi đổ xe, nhà điều hành, khu kỹ thuật, khu điều hành và cư trú cán bộ sử dụng chung cho các phân khu, khu vui chơi giải trí và khu khách sạn, biệt thự.
Hướng tổ chức không gian kiến trúc của dự án sẽ gồm hai khu vực. Phía Tây là khu safari với vườn thú mở, khu kỹ thuật, nhân giống và bệnh viện, chuồng trại tạm, điều hành, quảng trường, bãi đỗ xe. Đây cũng là nơi vui chơi giải trí gồm các khu chức năng: khu đón tiếp, mua sắm, ẩm thực và dịch vụ công cộng.
Phía Bắc là khu biệt thự và khách sạn gồm các nhà hàng, khu vui chơi trẻ em, cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao... Khu biệt thự - khách sạn bungalow được xây dựng thấp tầng, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên.
Theo UBND TP.HCM, từ ban đầu thành phố đã giao cho Thảo Cầm viên (nay là Công ty TNHH MTV Thảo Cầm viên Sài Gòn) làm chủ đầu tư do có nhiều kinh nghiệm trong duy tu công viên, chăm sóc, bảo tồn nguồn gen quý về động thực vật. Đơn vị này cũng có sẵn đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao về nuôi dưỡng, chăm sóc động thực vật hoang dã.
Tuy nhiên, suốt 13 năm qua dự án chưa thể triển khai, vẫn là khu đất hoang, cỏ mọc um tùm. Theo UBND TP.HCM, nguyên nhân đầu tiên là do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm. Trong quá trình thực hiện, Thảo Cầm viên không đáp ứng được nhu cầu của dự án, do năng lực yếu. Dự án vườn thú có quy mô lớn, tổng mức đầu tư cao nhưng khả năng sinh lợi thấp nên không hấp dẫn nhà đầu tư. Đây cũng là một khó khăn trong công tác kêu gọi đầu tư dự án.
Ngoài ra, dự án công viên Sài Gòn Safari có tính đặc thù nên việc lựa chọn đơn vị tư vấn đủ năng lực lập quy hoạch phân khu 1/2.000 rất hạn chế. Ở Việt Nam không có đơn vị đủ năng lực, còn trên thế giới thì chỉ có vài đơn vị đáp ứng được.
Hồi cuối năm 2016, Tập đoàn Vingroup đề xuất được đầu tư dự án công viên Sài Gòn Safari với vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD và đã được UBND TP.HCM chấp thuận cho phép thuê đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu lập điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 công viên Sài Gòn Safari.
UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan làm việc với nhà đầu tư để thống nhất hình thức đầu tư dự án công viên Sài Gòn Safari và báo cáo UBND TP.HCM xem xét, quyết định. Sở này còn được giao tổng hợp, báo cáo và đề xuất UBND TP.HCM xem xét, giải quyết và phấn đấu hoàn tất các thủ tục để nhà đầu tư có thể khởi công dự án trong năm 2017.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét