Vẽ dự án để “ôm đất”: Cái chết được báo trước |
Quy định cho phép làm dự án thành phần trong dự án lớn là cơ sở cho phong trào “ôm đất chờ thời” rộ lên trong giai đoạn 2008 - 2009 khi thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu trầm lắng.
Trong giai đoạn ấy, một số doanh nghiệp thường chọn các tỉnh thành nơi thị trường BĐS đang ở giai đoạn manh nha lập dự án lớn để thực hiện việc “ôm đất”. Tại TP.HCM và Hà Nội, vị trí được chọn thường là vùng ngoại ô. Tất cả đều cho mục tiêu “giữ đất” nhưng khi thị trường sôi động trở lại thì không phải nhà đầu tư nào cũng đủ sức để đi tiếp.
Ôm đất rồi để đó
Chuyện các dự án có quy hoạch từ vài chục đến vài trăm ha được các địa phương tích cực giải phóng mặt bằng, sau đó cả khu vực rộng lớn chỉ có một vài hạng mục nhỏ được thực hiện, chủ yếu là san lấp mặt bằng, xây tường bao, căng biển dự án rồi im ắng là đặc điểm “nhận dạng” của loại dự án “ôm đất”.
Tại TP.HCM có thể kể đến các dự án như: Công viên Safari (huyện Củ Chi) do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 500 triệu USD trên diện tích 485 ha, chậm tiến độ 13 năm. Saigon Peninsula (Quận 7) do CTCP Tập đoàn Saigon Peninsula làm chủ đầu tư trên diện tích 118 ha với tổng mức đầu tư 6 tỷ USD, được khởi công tháng 5/2016 và hiện nay đang im ắng. Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam (huyện Hóc Môn) do Tập đoàn Berjaya Land Berhad (Malaysia) làm chủ đầu tư có diện tích 925 ha, tổng mức đầu tư 3,5 tỷ USD được trao giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008.
Không riêng gì TP.HCM, khu vực phụ cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương cũng rơi vào tình trạng tương tự. Có thể kể đến dự án Becamex Tokyu ở Bình Dương có giá trị 1,2 tỷ USD, dự án khu đô thị (KĐT) mới Đông Sài Gòn tại Đồng Nai với tổng giá trị đầu tư 6 tỷ USD được công bố năm 2012. Đến nay, Becamex Tokyu vẫn chưa rõ hình hài, còn Đông Sài Gòn vẫn là rừng cao su um tùm không khác gì so với ngày dự án được công bố.
Cái chết được báo trước
Ông Tạ Huy Hoàng - Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai cho biết: “Tỉnh sẽ làm quyết liệt việc thu hồi lại các dự án chậm triển khai trong thời gian dài. Tỉnh cũng chia sẻ và hỗ trợ nhà đầu tư trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, với nhà đầu tư không đủ năng lực sẽ kiên quyết thu hồi”.
Tại Đồng Nai, có khoảng 300 dự án nhà ở thương mại nhưng chỉ có 51 dự án được hoàn thành. Vừa qua, tỉnh này đã thu hồi 73 dự án nhà ở thương mại ở các địa bàn như TP. Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom do chủ đầu tư chậm triển khai, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, thời gian kéo dài của các dự án bị thu hồi từ 8 năm trở lên. Việc sớm thu hồi dự án phần nào giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được tiền bạc và thời gian thay vì “cố đấm ăn xôi”.
Hiện TP.HCM có khoảng 400 dự án đang “trùm mền”. Trên thực tế, số dự án dở dang còn khá nhiều, đơn cử như Dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa có tổng mức đầu tư 30.000 tỷ đồng đang trong thời gian chờ ý kiến khi nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với Bitexco đã rút khỏi dự án, hiếm hoi mới có dự án được đổi chủ kiểu như Vingroup nhận lại Safari.
Thực tế cho thấy, dù ít hay nhiều, chủ đầu tư vẫn phải bỏ một khoản tiền nhất định để triển khai dự án. Khi bị thu hồi đồng nghĩa với việc khoản tiền bỏ ra ban đầu mất đi. Điều đáng nói là đa phần chủ đầu tư đều biết được cái kết của sự “liều” nhưng vẫn dấn thân.
>> Đất Nền Khu Tây Sài Gòn “Đứng” Giá, NĐT Chuyển Hướng Sang Long An
>> Xây Nhà Giá Rẻ 200 Triệu Đồng/Căn Không Khó
>> Xây Nhà Giá Rẻ 200 Triệu Đồng/Căn Không Khó
Tại Đồng Nai, có khoảng 300 dự án nhà ở thương mại nhưng chỉ có 51 dự án được hoàn thành. Ảnh: Tường Lâm
Trong giai đoạn ấy, một số doanh nghiệp thường chọn các tỉnh thành nơi thị trường BĐS đang ở giai đoạn manh nha lập dự án lớn để thực hiện việc “ôm đất”. Tại TP.HCM và Hà Nội, vị trí được chọn thường là vùng ngoại ô. Tất cả đều cho mục tiêu “giữ đất” nhưng khi thị trường sôi động trở lại thì không phải nhà đầu tư nào cũng đủ sức để đi tiếp.
Ôm đất rồi để đó
Chuyện các dự án có quy hoạch từ vài chục đến vài trăm ha được các địa phương tích cực giải phóng mặt bằng, sau đó cả khu vực rộng lớn chỉ có một vài hạng mục nhỏ được thực hiện, chủ yếu là san lấp mặt bằng, xây tường bao, căng biển dự án rồi im ắng là đặc điểm “nhận dạng” của loại dự án “ôm đất”.
Tại TP.HCM có thể kể đến các dự án như: Công viên Safari (huyện Củ Chi) do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 500 triệu USD trên diện tích 485 ha, chậm tiến độ 13 năm. Saigon Peninsula (Quận 7) do CTCP Tập đoàn Saigon Peninsula làm chủ đầu tư trên diện tích 118 ha với tổng mức đầu tư 6 tỷ USD, được khởi công tháng 5/2016 và hiện nay đang im ắng. Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam (huyện Hóc Môn) do Tập đoàn Berjaya Land Berhad (Malaysia) làm chủ đầu tư có diện tích 925 ha, tổng mức đầu tư 3,5 tỷ USD được trao giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008.
Không riêng gì TP.HCM, khu vực phụ cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương cũng rơi vào tình trạng tương tự. Có thể kể đến dự án Becamex Tokyu ở Bình Dương có giá trị 1,2 tỷ USD, dự án khu đô thị (KĐT) mới Đông Sài Gòn tại Đồng Nai với tổng giá trị đầu tư 6 tỷ USD được công bố năm 2012. Đến nay, Becamex Tokyu vẫn chưa rõ hình hài, còn Đông Sài Gòn vẫn là rừng cao su um tùm không khác gì so với ngày dự án được công bố.
Cái chết được báo trước
Ông Tạ Huy Hoàng - Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai cho biết: “Tỉnh sẽ làm quyết liệt việc thu hồi lại các dự án chậm triển khai trong thời gian dài. Tỉnh cũng chia sẻ và hỗ trợ nhà đầu tư trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, với nhà đầu tư không đủ năng lực sẽ kiên quyết thu hồi”.
Tại Đồng Nai, có khoảng 300 dự án nhà ở thương mại nhưng chỉ có 51 dự án được hoàn thành. Vừa qua, tỉnh này đã thu hồi 73 dự án nhà ở thương mại ở các địa bàn như TP. Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom do chủ đầu tư chậm triển khai, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, thời gian kéo dài của các dự án bị thu hồi từ 8 năm trở lên. Việc sớm thu hồi dự án phần nào giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được tiền bạc và thời gian thay vì “cố đấm ăn xôi”.
Hiện TP.HCM có khoảng 400 dự án đang “trùm mền”. Trên thực tế, số dự án dở dang còn khá nhiều, đơn cử như Dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa có tổng mức đầu tư 30.000 tỷ đồng đang trong thời gian chờ ý kiến khi nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với Bitexco đã rút khỏi dự án, hiếm hoi mới có dự án được đổi chủ kiểu như Vingroup nhận lại Safari.
Thực tế cho thấy, dù ít hay nhiều, chủ đầu tư vẫn phải bỏ một khoản tiền nhất định để triển khai dự án. Khi bị thu hồi đồng nghĩa với việc khoản tiền bỏ ra ban đầu mất đi. Điều đáng nói là đa phần chủ đầu tư đều biết được cái kết của sự “liều” nhưng vẫn dấn thân.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét