Những dự án hạ tầng giao thông làm thay đổi diện mạo TP.HCM |
Trong nhiều năm qua, việc TP.HCM chi tiền tỷ đầu tư nhiều dự án đã biến các cửa ngõ tại TPHCM trở thành “đại công trường” và khiến tình hình giao thông ở một số khu vực ùn tắc nghiêm trọng do bị dự án rào chắn. Tuy nhiên, dự kiến trong cuối năm nay nhiều công trình lớn sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ giúp mọi việc đi lại trở nên thông thoáng hơn, góp phần kéo giãn các khu đô thị ra khỏi trung tâm thành phố.
>> TP.HCM “Xin” Thủ Tướng Thêm 18.000 Tỉ Cho 2 Dự Án Lớn
Trong số các dự án đang xây dựng, dự án cầu vượt tại nút giao giữa đường Trường Sơn với đường Hồng Hà thuộc quận Tân Bình (trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất) là dự án cấp bách nhất. Cầu vượt này được xây dựng theo hình chữ Y (cầu bê tông), trong đó một nhánh dẫn vào nhà ga quốc tế dài 303m, một nhánh dẫn vào nhà ga quốc nội dài 153m. Dự án có tổng mức đầu tư 242 tỉ đồng, đã được khởi công ngày 8/2/2017 và dự kiến hoàn thành sau 6-8 tháng thi công.
Cách dự án cầu vượt nút giao đường Trường Sơn - Hồng Hà không xa, dự án cầu vượt nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm cũng đang được thi công rốt ráo để giải tỏa kẹt xe. Nút giao này cũng xây cầu vượt bằng thép, theo hình chữ N, bao gồm một cầu vượt hướng Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn, một cầu vượt hướng Nguyễn Kiệm - Hoàng Minh Giám và một cầu vượt hướng Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn.
Dự án có tổng mức đầu tư 504 tỉ đồng, được khởi công ngày 8/2/2017 và dự kiến hoàn thành sau 6-8 tháng thi công. Sau khi hoàn thành cầu vượt nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm, người dân đi từ hướng Bình Dương, Đồng Nai, các quận Thủ Đức, quận 9, Bình Thạnh (TPHCM) lên sân bay Tân Sơn Nhất sẽ thuận lợi hơn.
Ở cửa ngõ phía Tây Bắc, dự án hầm chui An Sương đã được khởi công vào tháng 1/2017. Hiện tại, các nhà thầu đang thi công hầm N1 (hướng trung tâm thành phố đi Tây Ninh) và dự kiến hoàn thành sau 10 tháng thi công. Tức là vào tháng 11/2017, một hầm của nút giao An Sương sẽ được đưa vào sử dụng. Sau khi hoàn thành hầm N1, nhà thầu sẽ tiếp tục thi công hầm N2 (hướng từ Tây Ninh vào TP.HCM) trong thời gian 10 tháng.
Dự án hầm chui An Sương có tổng mức đầu tư 514 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành, mỗi hầm sẽ có 2 làn xe lưu thông, gồm 1 làn xe ô tô và 1 làn xe hỗn hợp để giảm bớt ùn tắc qua nút giao này, giúp việc giao thương của TPHCM và các tỉnh miền Đông được thuận lợi hơn.
Một dự án hầm chui khá quy mô khác cũng đang được thi công ngay khu đô thị Đại học quốc gia TP.HCM (quận Thủ Đức) do Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) làm chủ đầu tư.
Quy mô dự án bao gồm nâng cấp mở rộng phần đường chính trên Quốc lộ 1A, dài 537m, rộng 36m, gồm 8 làn xe. Đồng thời, xây dựng một hầm với chiều dài 1,2 km và 2 cầu vượt qua hầm nhằm tạo thành một đảo hình xuyến trong khu vực nút giao. Ngoài ra, sẽ xây dựng thêm hai cầu vượt dành cho người đi bộ trong khu vực nút giao Đại học Quốc Gia TPHCM. Tổng mức đầu tư cho nút giao này là 164 tỉ đồng, được thực hiện theo hình thức BOT bổ sung vào dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội. Nút giao này dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017.
CII hiện là nhà đầu tư dự án mở rộng xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Đồng Nai với chiều dài 15,7 km, tổng mức đầu tư 2.287 tỉ đồng (nếu tính cả lãi vay trong thời gian thi công và chờ thu phí hoàn vốn thì tổng mức đầu tư là 5.400 tỉ đồng).
Ở cửa ngõ phía Đông Bắc hiện có hai dự án lớn đang thi công là dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, và tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Trong đó, theo báo cáo của Ban quản lý các dự án Đường sắt đô thị TP.HCM, toàn bộ tuyến metro số 1 đã hoàn thành hơn 67% tiến độ thi công.
Ở khu vực cảng Cát Lái, nút giao Mỹ Thủy cũng đang được gấp rút thi công giai đoạn 1 gồm cầu vượt và hầm chui rẽ trái từ vành đai 2 đi Cát Lái. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, sẽ tách được các dòng xe đi từ xa lộ Hà Nội vào cảng Cát Lái với dòng xe đi từ cầu Phú Mỹ và cảng Cát Lái ra đường vành đai 2. Khi đó, các dòng xe không còn phải xếp hàng chờ đợi để đi qua vòng xoay Mỹ Thủy như hiện nay.
Đặc biệt, tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, Đại Quang Minh làm chủ đầu tư dự án 4 tuyến đường quanh Thủ Thiêm và cầu Thủ Thiêm 2. Hiện 4 tuyến đường đã hoàn thành 98%, dự kiến cuối năm nay sẽ thông xe toàn tuyến. Dự án cầu Thủ Thiêm 2 đã và đang thi công phần đường dẫn và cầu phía Thủ Thiêm, nhà đầu tư đang đợi thành phố bàn giao mặt bằng sạch đoạn Ba Son (quận 1) để kết nối.
Ngoài các dự án nói trên, TPHCM cũng đang xây dựng thêm một số nhánh cầu như cầu Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Tri Phương, cầu Nhị Thiên Đường. Những dự án này đã được khởi công từ đầu năm 2017, sẽ hoàn thành trong năm nay, giúp giải tỏa kẹt xe từ khu trung tâm sang khu phía Nam của thành phố.
>> TP.HCM “Xin” Thủ Tướng Thêm 18.000 Tỉ Cho 2 Dự Án Lớn
Trong số các dự án đang xây dựng, dự án cầu vượt tại nút giao giữa đường Trường Sơn với đường Hồng Hà thuộc quận Tân Bình (trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất) là dự án cấp bách nhất. Cầu vượt này được xây dựng theo hình chữ Y (cầu bê tông), trong đó một nhánh dẫn vào nhà ga quốc tế dài 303m, một nhánh dẫn vào nhà ga quốc nội dài 153m. Dự án có tổng mức đầu tư 242 tỉ đồng, đã được khởi công ngày 8/2/2017 và dự kiến hoàn thành sau 6-8 tháng thi công.
TP.HCM "rót" hàng nghìn tỷ cho các dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 30m, khép kín đường Vành đai 2, Bến xe Miền Đông di dời về quận 9 vào cuối năm 2017, đường song hành cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, xây cầu Cát Lái nối quận 9 với Nhơn Trạch (Đồng Nai), tuyến monorail Thủ Thiêm - Long Thành,...
Dự án thi công nút giao Mỹ Thủy và cầu Mỹ Thủy
Một nhánh cầu Nguyễn Thái Sơn đang được thi công
Dự án thi công cầu Nguyễn Văn Cừ
Dự án có tổng mức đầu tư 504 tỉ đồng, được khởi công ngày 8/2/2017 và dự kiến hoàn thành sau 6-8 tháng thi công. Sau khi hoàn thành cầu vượt nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm, người dân đi từ hướng Bình Dương, Đồng Nai, các quận Thủ Đức, quận 9, Bình Thạnh (TPHCM) lên sân bay Tân Sơn Nhất sẽ thuận lợi hơn.
Công trường dự án thi công một nhánh cầu Nguyễn Văn Cừ.
Ở cửa ngõ phía Tây Bắc, dự án hầm chui An Sương đã được khởi công vào tháng 1/2017. Hiện tại, các nhà thầu đang thi công hầm N1 (hướng trung tâm thành phố đi Tây Ninh) và dự kiến hoàn thành sau 10 tháng thi công. Tức là vào tháng 11/2017, một hầm của nút giao An Sương sẽ được đưa vào sử dụng. Sau khi hoàn thành hầm N1, nhà thầu sẽ tiếp tục thi công hầm N2 (hướng từ Tây Ninh vào TP.HCM) trong thời gian 10 tháng.
Dự án hầm chui An Sương có tổng mức đầu tư 514 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành, mỗi hầm sẽ có 2 làn xe lưu thông, gồm 1 làn xe ô tô và 1 làn xe hỗn hợp để giảm bớt ùn tắc qua nút giao này, giúp việc giao thương của TPHCM và các tỉnh miền Đông được thuận lợi hơn.
Nút giao Đai học quốc gia TP.HCM đã thi công hơn 70% tiến độ.
Dự án hầm chui thuộc nút giao ngay đại học quốc gia TP.HCM. Dự án kéo dài từ nga tư 621 đến trước khu du lịch Suối Tiên, kết nối đồng bộ với Khu Công nghệ cao TP.HCM.
Mặt bằng thi công dự án Bến xe miền Đông mới đã được san lấp, hiện chủ đầu tư đang thi công hạng mục đường nội bộ.
Quy mô dự án bao gồm nâng cấp mở rộng phần đường chính trên Quốc lộ 1A, dài 537m, rộng 36m, gồm 8 làn xe. Đồng thời, xây dựng một hầm với chiều dài 1,2 km và 2 cầu vượt qua hầm nhằm tạo thành một đảo hình xuyến trong khu vực nút giao. Ngoài ra, sẽ xây dựng thêm hai cầu vượt dành cho người đi bộ trong khu vực nút giao Đại học Quốc Gia TPHCM. Tổng mức đầu tư cho nút giao này là 164 tỉ đồng, được thực hiện theo hình thức BOT bổ sung vào dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội. Nút giao này dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017.
Xa lộ Hà Nội do CII làm nhà đầu tư đã được mở rộng gấp nhiều lần, kéo theo thị trường địa ốc dọc tuyến "bùng nổ" nhiều năm qua.
Dự án Xa lộ Hà Nội kéo dài từ cầu Sài Gòn (quận 2) đến tỉnh Bình Dương hiện còn hơn 2km chưa được đầu tư vì thiếu mặt bằng.
Trong giai đoạn này, tổng số vốn mà CII chi ra để đầu tư các dự án là 3.400 tỉ đồng, trong đó đầu tư các dự án hạ tầng là 1.640 tỉ đồng, đầu tư cho mảng bất động sản là 1.760 tỉ đồng.
CII hiện là nhà đầu tư dự án mở rộng xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Đồng Nai với chiều dài 15,7 km, tổng mức đầu tư 2.287 tỉ đồng (nếu tính cả lãi vay trong thời gian thi công và chờ thu phí hoàn vốn thì tổng mức đầu tư là 5.400 tỉ đồng).
Ở cửa ngõ phía Đông Bắc hiện có hai dự án lớn đang thi công là dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, và tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Trong đó, theo báo cáo của Ban quản lý các dự án Đường sắt đô thị TP.HCM, toàn bộ tuyến metro số 1 đã hoàn thành hơn 67% tiến độ thi công.
Nút giao Xa lộ Hà Nội - Mai Chí Thọ: kết nối thông suốt vào khu đô thị Cảng Cát Lái và Thủ Thiêm.
Dự án Xa lộ Hà Nội có thể nói là tuyến đường "huyết mạch" và là "cửa ngõ" ra vào TP.HCM.
Ngoài những công trình trọng điểm đã và đang xây dựng như cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, nút giao thông An Phú, cầu Rạch Chiếc 2, nút giao thông Mỹ Thủy, đường Vành đai 2, đường Vành đai 3 (đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch), tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đang được nối dài thông suốt.
Ở khu vực cảng Cát Lái, nút giao Mỹ Thủy cũng đang được gấp rút thi công giai đoạn 1 gồm cầu vượt và hầm chui rẽ trái từ vành đai 2 đi Cát Lái. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, sẽ tách được các dòng xe đi từ xa lộ Hà Nội vào cảng Cát Lái với dòng xe đi từ cầu Phú Mỹ và cảng Cát Lái ra đường vành đai 2. Khi đó, các dòng xe không còn phải xếp hàng chờ đợi để đi qua vòng xoay Mỹ Thủy như hiện nay.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã đưa vào khai thác, giúp rút ngắn thời gian lưu thông từ TP.HCM đi các tỉnh miền Đông.
UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng dự án cầu nối từ Thủ Thiêm sang Đảo Kim Cương (quận 2).
Trên địa bàn khu Đông (quận 2, 9 và Thủ Đức) nhiều tuyến đường đã được đầu tư mở rộng, nâng cấp lên 8-10 làn xe.
Hạ tầng giao thông quanh khu đô thị Thủ Thiêm đã được đầu tư khá lớn, giúp kết nối thông suốt với các khu vực.
Khu vực quận 2 đang tập trung đầu tư xây dựng nhiều dự án giao thông lớn như đường Vành Đai, mở rộng các nút giao kết nối đồng bộ với tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét