Dự án sân bay Long Thành: "Cứu cánh" của đại gia địa ốc Nhơn Trạch? |
Gần 20 năm trước, khi UBND tỉnh Đồng Nai công bố quy hoạch đưa một phần huyện Nhơn Trạch trở thành khu đô thi xanh, thân thiện và hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Bộ. Lập tức, nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn trong nước "đổ" tiền vào những khu đất rộng hàng trăm ha tại đây.
>> Đề Xuất Cho Nhà Đầu Tư Trung Quốc Xây Sân Bay Long Thành
>> Đề Xuất Cho Nhà Đầu Tư Trung Quốc Xây Sân Bay Long Thành
>> Tuyến Metro Số 1 Bến Thành - Suối Tiên Nhìn Từ Trên Cao
Với kỳ vọng Nhơn Trạch sẽ được xây dựng đúng như những gì đã "vẽ" với những cây cầu quy mô 4-6 làn xe kết nối trực tiếp khu vực này với TP.HCM, nhiều khu đất, dự án đã được thi công rầm rộ. Tuy nhiên, đến nay đô thị mới Nhơn Trạch vẫn là một dải màu xanh, đó là những khu rừng cao su, cây ăn quả, hoa màu của nhiều hộ dân canh tác trên các phần đất dự án bỏ hoang. Cuối cùng, những doanh nghiệp đia ốc như Phúc Khang, Vinacaptial... phải "tháo chạy" khỏi khu đô thị "ma" này.
Có mặt tại khu đô thị Nhơn Trạch vào những ngày gần đây, sau 20 năm được quy hoạch khung cảnh toàn khu đô thị vẫn ảm đảm, buồn hiu. Ngoài các tòa nhà của các đơn vị, cơ quan nhà nước và khu công nghiệp, thì đô thị này vẫn còn rất thưa vắng người dân.
Nhiều khu đất có diện tích lớn, nằm tại vị trí trung tâm, mặt tiền đường lớn nhưng chỉ để tận dụng trồng khoai mỳ hoặc bỏ hoang cho cỏ mọc. Dễ dàng nhận thấy nhiều công trình xây dựng dang dở, rêu mốc, những biệt thự hoành tráng nhưng không người ở tại khu đô thị này. Đó là dấu tích của một thời sốt nóng của thị trường nhà đất khu vực này.
Trong hơn 2 năm qua, kể từ khi Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư dự án sân bay quốc tế Long Thành, nhiều người kỳ vọng Nhơn Trạch sẽ "bừng sáng" nhờ tận dụng lợi thế kết nối rất gần với sân bay. Tiếp theo đó, TP.HCM cũng đã có kế hoạch đầu tư xây dựng cầu Cát Lái, nối quận 9 với Nhơn Trạch.
Các doanh nghiệp địa ốc có dự án "trùm mền" lập tức tung nhiều "chiêu" mới lạ để dẫn đưa khách hàng đến tham quan, mua bán dự án tại khu đô thị Nhơn Trạch. Tuy nhiên, hầu như một khi đặt chân đến khu này, nhiều khách hàng đều lắc đầu quay về, bởi theo lý giải của họ khu đô thị Nhơn Trạch không có gì ngoài cây xanh và các khu công nghiệp ngày đêm ầm ầm xả khói.
Qua khảo sát, trong khi giá nhà đất tại những xã giáp ranh với vị trí xây dựng sân bay Long Thành đang tăng từng ngày, thì giá đất nền tại khu đô thị Nhơn Trạch được chào bán khoảng 3-4 triệu đồng/m2 vẫn vắng khách hàng mua.
"Gia đình tôi luôn được nhiều môi giới chào bán đất nền tại dự án Sunflower tại Nhơn Trạch, họ có đưa xe hơi sang trọng đến tận nhà đón xuống thăm dự án. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ mọi thông tin, dù giá đất có rẻ, nhiều thông tin đầu tư hạ tầng hấp dẫn nhưng thà mang tiền tỷ mua căn hộ tại vùng ven TP.HCM còn hơn ở đây vì biết sống với ai", bà Nguyễn Thị Hà, ngụ tại đường Trường Sa, quận Phú Nhuận, cho biết.
Anh Lê Nam, ngụ tại quận Thủ Đức cũng cho biết thêm từ năm 2010 gia đình anh đã bỏ ra 2,5 tỷ đồng mua 2 lô đất tại đây. Mòn mỏi chờ đợi các quy hoạch đã được công bố nhưng không thấy, anh quyết định rao bán lại đất và chấp nhận chịu lỗ nặng, nhưng đến nay không có ai ngõ ý muốn mua lại.
Anh Nam cho rằng khu đô thị này luôn được đánh giá tốt với hạ tầng nội khu quy hoạch bài bản mà hiếm đô thị nào so được. Nhưng từ trước tới nay, nhắc đến Nhơn Trạch nhiều người vẫn nghĩ đến “khu đô thị ma” khiến cho tình hình càng trở nên ảm đạm.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, bài học người người móc hầu bao những đồng tiền cuối cùng để mua đất theo thông tin quy hoạch ở Nhơn Trạch đến nay vẫn nguyên giá trị. Thời điểm đấy, thị trường đã chứng kiến được cảnh nhiều người chở cả xe tiền xuống Nhơn Trạch tranh nhau mua đất, các phương tiện truyền thông tràn ngập thông tin quảng bá dự án lớn nhỏ sắp được xây dựng ở đây.
"Đến nay, Nhơn Trạch vẫn chưa mang dáng dấp là một khu đô thị hiện đại như quy hoạch, ngược lại khách hàng "chết như rạ" vì ôm đất bán không được. Nói gì thì nói, hạ tầng nội khu đô thị Nhơn Trạch đã được chính quyền địa phương cùng doanh nghiệp đầu tư khá hoàn thiện, nhưng chỉ bấy nhiêu vẫn không đủ sức mạnh để kéo dân về sinh sống bởi có đường vào mà không có đường ra", ông Châu nói.
Chẳng hạn, sau gần 10 năm quy hoạch Khu đô thị Tam A với quy mô hơn 37 ha nằm trong khu đô thị Nhơn Trạch với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, dự án Khu đô thị Long Thọ - Phước An dù có hạ tầng kết nối khá hoàn chỉnh nhưng dân cư rất thưa thớt. Cách đó không xa, ở xã Phú Thạnh và Long Tân thuộc huyện Nhơn Trạch, dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn có mức đầu tư lên đến 6 tỷ USD tham vọng sẽ biến vùng đất 942 ha thành khu đô thị với dân số lên đến 150.000 người, nhưng hiện tại, siêu đô thị này vẫn chỉ là vùng đất bạt ngàn...
Dự án Sunflower City nằm trên địa bàn xã Phước An, do Công ty Thăng Long Real Corp làm chủ đầu tư cũng không khá hơn. Sunflower City có quy mô 150 ha với số vốn đầu tư 6000 tỷ đồng. Mặc dù dự án đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng điện, đường, cây xanh nhưng tới nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy có người tới ở. Nhiều hạng mục hạ tầng lâu ngày cũng bị cỏ hoang xâm lấn, xuống cấp. Nhiều khu vực được sử dụng trồng khoai mỳ. Tuy nhiên, hiện chủ đầu tư vẫn tiếp tục thi công một số hạng mục hạ tầng bên trong dự án.
Trên tấm bảng vẽ phối cảnh dự án khu dân cư xã Long Tân và Phú Hội được quy hoạch hoành tráng với những tòa cao ốc, khu dân cư, biệt thự, trung tâm thương mại… Thế nhưng bên trong dự án này chỉ là bãi đất trống để cỏ mọc um tùm. Theo tìm hiểu, dự án này do Công ty Cổ phần Taekwang Vina Industrial làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích hơn 55ha và có quy mô dân số 13.044 người.
Một dự siêu dự án khác cũng nằm “mắc kẹt” nhiều năm trời tại đây là dự án Đông Sài Gòn với diện tích 942 ha, có vốn vốn đầu tư lên đến 6 tỷ USD. Dự án này do Công ty Cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch (liên doanh giữa Công ty TNHH MTV Tín Nghĩa và Công ty Cao su công nghiệp Đồng Nai) làm chủ đầu tư. Hiện tại, dự án này vẫn được bao quanh bởi rừng cao su. Bên trong dự án, nhiều hạng mục hạ tầng vẫn đang dở dang.
Theo chuyên gia bất động sản độc lập Phan Công Chánh, chỉ khi nào kết nối được hạ tầng giao thông với các vùng xung quanh, trước mắt là xây dựng cầu Cát Lái nối quận 2, TP.HCM sang Nhơn Trạch (đã được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 5), thì lúc đó trục xương sống TP.HCM - Nhơn Trạch - sân bay Long Thành mới trở thành động lực thúc đẩy khu đô thị này phát triển.
Hiện nay, mọi người có đất đang rất kỳ vọng vào siêu dự án sân bay Long Thành, tuy nhiên đây lại là một câu chuyện rất dài khác và cần phải chờ thêm ít nhất 10-15 năm nữa thì mới biết được mọi kế hoạch có thực hiện đúng tiến đô hay không.
Với kỳ vọng Nhơn Trạch sẽ được xây dựng đúng như những gì đã "vẽ" với những cây cầu quy mô 4-6 làn xe kết nối trực tiếp khu vực này với TP.HCM, nhiều khu đất, dự án đã được thi công rầm rộ. Tuy nhiên, đến nay đô thị mới Nhơn Trạch vẫn là một dải màu xanh, đó là những khu rừng cao su, cây ăn quả, hoa màu của nhiều hộ dân canh tác trên các phần đất dự án bỏ hoang. Cuối cùng, những doanh nghiệp đia ốc như Phúc Khang, Vinacaptial... phải "tháo chạy" khỏi khu đô thị "ma" này.
Bên trong khu đô thị Nhơn Trạch, hạ tầng giao thông chính kết nối thẳng với các khu công nghiệp được xây dựng từ lâu, nhưng xung quanh là rừng cao su.
Những con đường rộng lớn được quy hoạch xây dựng khá hoàn chỉnh tại trung tâm huyện Nhơn Trạch, nhưng xung quanh đất là nhiều dự án "trùm mền".
Nhiều khu đất có diện tích lớn, nằm tại vị trí trung tâm, mặt tiền đường lớn nhưng chỉ để tận dụng trồng khoai mỳ hoặc bỏ hoang cho cỏ mọc. Dễ dàng nhận thấy nhiều công trình xây dựng dang dở, rêu mốc, những biệt thự hoành tráng nhưng không người ở tại khu đô thị này. Đó là dấu tích của một thời sốt nóng của thị trường nhà đất khu vực này.
Cụm nhà phố chuyên gia "lọt thỏm", thuộc một dự án do công ty Thăng Long Real phát triển giữa rừng cao su.
Dọc theo con đường Lê Hồng Phong là hàng loạt biệt thự có diện tích vài trăm m2 được xây thô rồi bỏ hoang lâu ngày.
Sau khi có quy hoạch, nơi đây thu hút rất nhiều dự án lớn. Một trong số đó là khu đô thị mới Long Thọ - Phước An triển khai từ năm 2005 với diện tích 224 ha gồm các con phố biệt thự, chung cư, trường học, siêu thị, công viên..., nhưng đến nay cũng chỉ vài căn có người ở.
Cách khu đô thị mới không xa là trung tâm hành chính huyện Nhơn Trạch. Quanh trung tâm này cũng có nhiều biệt thự, tòa nhà xây dang dở rồi bỏ hoang. Nổi bật là dự án cao tầng nhất đã hoàn thiện một block nhưng chủ đầu tư cũng bỏ trống nhiều năm.
Các doanh nghiệp địa ốc có dự án "trùm mền" lập tức tung nhiều "chiêu" mới lạ để dẫn đưa khách hàng đến tham quan, mua bán dự án tại khu đô thị Nhơn Trạch. Tuy nhiên, hầu như một khi đặt chân đến khu này, nhiều khách hàng đều lắc đầu quay về, bởi theo lý giải của họ khu đô thị Nhơn Trạch không có gì ngoài cây xanh và các khu công nghiệp ngày đêm ầm ầm xả khói.
Qua khảo sát, trong khi giá nhà đất tại những xã giáp ranh với vị trí xây dựng sân bay Long Thành đang tăng từng ngày, thì giá đất nền tại khu đô thị Nhơn Trạch được chào bán khoảng 3-4 triệu đồng/m2 vẫn vắng khách hàng mua.
"Gia đình tôi luôn được nhiều môi giới chào bán đất nền tại dự án Sunflower tại Nhơn Trạch, họ có đưa xe hơi sang trọng đến tận nhà đón xuống thăm dự án. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ mọi thông tin, dù giá đất có rẻ, nhiều thông tin đầu tư hạ tầng hấp dẫn nhưng thà mang tiền tỷ mua căn hộ tại vùng ven TP.HCM còn hơn ở đây vì biết sống với ai", bà Nguyễn Thị Hà, ngụ tại đường Trường Sa, quận Phú Nhuận, cho biết.
Anh Lê Nam, ngụ tại quận Thủ Đức cũng cho biết thêm từ năm 2010 gia đình anh đã bỏ ra 2,5 tỷ đồng mua 2 lô đất tại đây. Mòn mỏi chờ đợi các quy hoạch đã được công bố nhưng không thấy, anh quyết định rao bán lại đất và chấp nhận chịu lỗ nặng, nhưng đến nay không có ai ngõ ý muốn mua lại.
Anh Nam cho rằng khu đô thị này luôn được đánh giá tốt với hạ tầng nội khu quy hoạch bài bản mà hiếm đô thị nào so được. Nhưng từ trước tới nay, nhắc đến Nhơn Trạch nhiều người vẫn nghĩ đến “khu đô thị ma” khiến cho tình hình càng trở nên ảm đạm.
Sau khi Quỹ đầu tư VinaCapital "tháo chạy" khỏi dự án Đại Phước Lotus, một tập đoàn địa ốc lớn đến từ một nước thuộc châu Á đã "trám" vào. Ngoài hàng chục biệt thự đã được xây nhưng vắng bóng người, xung quanh vẫn là một diện tích lớn đầy cỏ dại và vật liệu xây dựng ngỗn ngang.
Xa xa phía cây cầu kết nối từ trung tâm huyện vào dự án là sân golf do một doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư. Đại Phước Lotus nằm cách trung tâm huyện khoảng 7km.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, bài học người người móc hầu bao những đồng tiền cuối cùng để mua đất theo thông tin quy hoạch ở Nhơn Trạch đến nay vẫn nguyên giá trị. Thời điểm đấy, thị trường đã chứng kiến được cảnh nhiều người chở cả xe tiền xuống Nhơn Trạch tranh nhau mua đất, các phương tiện truyền thông tràn ngập thông tin quảng bá dự án lớn nhỏ sắp được xây dựng ở đây.
"Đến nay, Nhơn Trạch vẫn chưa mang dáng dấp là một khu đô thị hiện đại như quy hoạch, ngược lại khách hàng "chết như rạ" vì ôm đất bán không được. Nói gì thì nói, hạ tầng nội khu đô thị Nhơn Trạch đã được chính quyền địa phương cùng doanh nghiệp đầu tư khá hoàn thiện, nhưng chỉ bấy nhiêu vẫn không đủ sức mạnh để kéo dân về sinh sống bởi có đường vào mà không có đường ra", ông Châu nói.
Chẳng hạn, sau gần 10 năm quy hoạch Khu đô thị Tam A với quy mô hơn 37 ha nằm trong khu đô thị Nhơn Trạch với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, dự án Khu đô thị Long Thọ - Phước An dù có hạ tầng kết nối khá hoàn chỉnh nhưng dân cư rất thưa thớt. Cách đó không xa, ở xã Phú Thạnh và Long Tân thuộc huyện Nhơn Trạch, dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn có mức đầu tư lên đến 6 tỷ USD tham vọng sẽ biến vùng đất 942 ha thành khu đô thị với dân số lên đến 150.000 người, nhưng hiện tại, siêu đô thị này vẫn chỉ là vùng đất bạt ngàn...
Cảnh đìu hiu của rất nhiều dự án bên trong khu đô thị Nhơn Trạch, nhiều chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp đang "ngắc ngoải" chấp nhận trả lãi vay ngân hàng giữ đất chờ những tín hiệu mới từ thị trường nhờ vào sân bay Long Thành.
Trên tấm bảng vẽ phối cảnh dự án khu dân cư xã Long Tân và Phú Hội được quy hoạch hoành tráng với những tòa cao ốc, khu dân cư, biệt thự, trung tâm thương mại… Thế nhưng bên trong dự án này chỉ là bãi đất trống để cỏ mọc um tùm. Theo tìm hiểu, dự án này do Công ty Cổ phần Taekwang Vina Industrial làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích hơn 55ha và có quy mô dân số 13.044 người.
Một dự siêu dự án khác cũng nằm “mắc kẹt” nhiều năm trời tại đây là dự án Đông Sài Gòn với diện tích 942 ha, có vốn vốn đầu tư lên đến 6 tỷ USD. Dự án này do Công ty Cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch (liên doanh giữa Công ty TNHH MTV Tín Nghĩa và Công ty Cao su công nghiệp Đồng Nai) làm chủ đầu tư. Hiện tại, dự án này vẫn được bao quanh bởi rừng cao su. Bên trong dự án, nhiều hạng mục hạ tầng vẫn đang dở dang.
Theo chuyên gia bất động sản độc lập Phan Công Chánh, chỉ khi nào kết nối được hạ tầng giao thông với các vùng xung quanh, trước mắt là xây dựng cầu Cát Lái nối quận 2, TP.HCM sang Nhơn Trạch (đã được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 5), thì lúc đó trục xương sống TP.HCM - Nhơn Trạch - sân bay Long Thành mới trở thành động lực thúc đẩy khu đô thị này phát triển.
Hiện nay, mọi người có đất đang rất kỳ vọng vào siêu dự án sân bay Long Thành, tuy nhiên đây lại là một câu chuyện rất dài khác và cần phải chờ thêm ít nhất 10-15 năm nữa thì mới biết được mọi kế hoạch có thực hiện đúng tiến đô hay không.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét