Đường nối Vành đai 2: Khởi công 1 năm vẫn "án binh bất động" |
Sau lễ khởi công gần 1 năm, dự án đường nối Vành đai 2 (qua 3 phường Tam Bình, Tam Phú và Linh Đông, quận Thủ Đức, Tp.HCM) vẫn “án binh bất động” do chưa có mặt bằng. Lưu thông ở khu vực này vẫn thường xuyên ùn ứ vì tuyến đường trọng điểm chưa thông.
>> Hơn 6.200 Tỷ Đồng Làm 36 Km Đường Vành Đai 4 TP HCM
Dự án đường nối Vành đai 2 có tổng vốn đầu tư 1.135 tỷ đồng. Đây là tuyến đường huyết mạch trọng yếu của Tp.HCM, nối đường Phạm Văn Đồng với nút giao lộ Gò Dưa. Công trình được xây dựng theo hình thức BT (Xây dựng - chuyển giao) với chủ đầu tư là Công ty Đầu tư HNS ViNa, Công ty CP Đầu tư - Xây dựng Invest và Công ty CP Đầu tư - Tư vấn - Xây dựng Bắc Ái. Dự án được khởi công vào tháng 12/2016 và dự kiến sẽ được hoàn thành sau 2 năm.
Ông Nguyễn Hữu (người dân ở đây) cho biết, tuyến đường được quy hoạch từ nhiều năm trước. Khi công trình được khởi công, người dân tại đây rất phấn khởi. Hàng chục xe tải lớn, phương tiện thiết bị hiện đại được tập trung tại đây. Tuy nhiên, sau lễ khởi công, thay vì triển khai làm đường, đơn vị thi công lại rút dần máy móc, phương tiện đi nơi khác. Người dân sống trong cảnh quy hoạch treo, chờ giải tỏa.
Đường nối Vành đai 2 chưa thông nên phương tiện đổ dồn lên đường Tô Ngọc Vân vốn chật hẹp. Do đó, con đường này luôn trong tình trạng quá tải và thường xuyên bị ùn tắc. Để tránh kẹt xe, nhiều người phải ngược về nút hầm chui Linh Xuân hoặc chạy vòng lên quốc lộ 13. Không chỉ người dân và giới lái xe, các doanh nghiệp cũng ngóng từng ngày tuyến đường được hoàn thành. Bà Nguyễn Thị Phước, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Lan Phương cho hay, nhiều dự án nhà ở, cao ốc thương mại đang phải nằm chờ.
Dự án đường nối bị chậm vì thiếu mặt bằng thi công như một số dự án trọng điểm khác tại Tp.HCM. Dù chính quyền các cấp và chủ đầu tư đã chủ động thúc đẩy công tác đền bù, giải tỏa nhưng vẫn bị tắc.
Chủ tịch UBND phường Tam Bình Lê Nguyễn Trọng Quốc cho biết, quy trình đang bị đảo ngược. Được khởi công từ cuối năm 2016 nhưng đến nay công trình vẫn chưa có mặt bằng để thi công. Phường hiện đang niêm yết bảng giá đất để lấy ý kiến các hộ dân.
Theo Quyết định 51/2014 của UBND Tp.HCM, ở khu vực giải tỏa, giá đất dao động từ 1,4 triệu đồng/m2 đến dưới 4 triệu đồng/m2 tùy vị trí; đất nông nghiệp có giá từ 130.000-190.000 đồng/m2. Còn theo đề xuất của Sở TN&MT Tp.HCM, đất nông nghiệp có giá từ 2,9-3,61 triệu đồng/m2, đất ở có giá từ 11,33-23,56 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, giá đền bù cuối cùng phải được sự phê duyệt của UBND Tp.HCM. Đến nay, phường vẫn chưa nhận được giá phê duyệt.
Theo ông Nguyễn Ngọc Phúc, Chủ tịch UBND phường Tam Phú, chính quyền địa phương đã đo đạc, thống kê xong. Như các phường khác, phường Tam Phú cũng đang nóng lòng chờ phê duyệt giá đền bù để di dời. Phường phối hợp chặt với Ban Bồi thường GPMB quận Thủ Đức để tập hợp ý kiến của người dân. Nhưng vẫn phải chờ do chưa có phương án giá đất tái định cư.
>> Hơn 6.200 Tỷ Đồng Làm 36 Km Đường Vành Đai 4 TP HCM
Nóng lòng chờ đường mới
Dự án đường nối Vành đai 2 có tổng vốn đầu tư 1.135 tỷ đồng. Đây là tuyến đường huyết mạch trọng yếu của Tp.HCM, nối đường Phạm Văn Đồng với nút giao lộ Gò Dưa. Công trình được xây dựng theo hình thức BT (Xây dựng - chuyển giao) với chủ đầu tư là Công ty Đầu tư HNS ViNa, Công ty CP Đầu tư - Xây dựng Invest và Công ty CP Đầu tư - Tư vấn - Xây dựng Bắc Ái. Dự án được khởi công vào tháng 12/2016 và dự kiến sẽ được hoàn thành sau 2 năm.
Ông Nguyễn Hữu (người dân ở đây) cho biết, tuyến đường được quy hoạch từ nhiều năm trước. Khi công trình được khởi công, người dân tại đây rất phấn khởi. Hàng chục xe tải lớn, phương tiện thiết bị hiện đại được tập trung tại đây. Tuy nhiên, sau lễ khởi công, thay vì triển khai làm đường, đơn vị thi công lại rút dần máy móc, phương tiện đi nơi khác. Người dân sống trong cảnh quy hoạch treo, chờ giải tỏa.
Đường nối Vành đai 2 chưa thông nên phương tiện đổ dồn lên đường Tô Ngọc Vân vốn chật hẹp. Do đó, con đường này luôn trong tình trạng quá tải và thường xuyên bị ùn tắc. Để tránh kẹt xe, nhiều người phải ngược về nút hầm chui Linh Xuân hoặc chạy vòng lên quốc lộ 13. Không chỉ người dân và giới lái xe, các doanh nghiệp cũng ngóng từng ngày tuyến đường được hoàn thành. Bà Nguyễn Thị Phước, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Lan Phương cho hay, nhiều dự án nhà ở, cao ốc thương mại đang phải nằm chờ.
Mặt bằng đường nối Vành đai 2 đến nay vẫn còn cây cối, nhà cửa chưa được giải tỏa
Chưa có giá đất đền bù
Dự án đường nối bị chậm vì thiếu mặt bằng thi công như một số dự án trọng điểm khác tại Tp.HCM. Dù chính quyền các cấp và chủ đầu tư đã chủ động thúc đẩy công tác đền bù, giải tỏa nhưng vẫn bị tắc.
Chủ tịch UBND phường Tam Bình Lê Nguyễn Trọng Quốc cho biết, quy trình đang bị đảo ngược. Được khởi công từ cuối năm 2016 nhưng đến nay công trình vẫn chưa có mặt bằng để thi công. Phường hiện đang niêm yết bảng giá đất để lấy ý kiến các hộ dân.
Theo Quyết định 51/2014 của UBND Tp.HCM, ở khu vực giải tỏa, giá đất dao động từ 1,4 triệu đồng/m2 đến dưới 4 triệu đồng/m2 tùy vị trí; đất nông nghiệp có giá từ 130.000-190.000 đồng/m2. Còn theo đề xuất của Sở TN&MT Tp.HCM, đất nông nghiệp có giá từ 2,9-3,61 triệu đồng/m2, đất ở có giá từ 11,33-23,56 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, giá đền bù cuối cùng phải được sự phê duyệt của UBND Tp.HCM. Đến nay, phường vẫn chưa nhận được giá phê duyệt.
Theo ông Nguyễn Ngọc Phúc, Chủ tịch UBND phường Tam Phú, chính quyền địa phương đã đo đạc, thống kê xong. Như các phường khác, phường Tam Phú cũng đang nóng lòng chờ phê duyệt giá đền bù để di dời. Phường phối hợp chặt với Ban Bồi thường GPMB quận Thủ Đức để tập hợp ý kiến của người dân. Nhưng vẫn phải chờ do chưa có phương án giá đất tái định cư.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét