Bounce Rate Là Một Tiêu Chí Xếp Hạng Website ? |
Bounce Rate đã và đang được công cụ tìm kiếm coi trọng và sử dụng rất nhiều trong các phân tích về website như Google Analytics và Google Webmaster Tools. Tuy nhiên, chưa có một khẳng định nào từ phía công cụ tìm kiếm về việc có sử dụng Bounce Rate như một tiêu chí đánh giá thứ hạng của website, mặc cho đã có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này được đề cập tới các chuyên gia về Webspam của Google.
Trước khi đi vào tìm hiểu sự thật đằng sau việc công cụ tìm kiếm sử dụng Bounce Rate như một tiêu chí xếp hạng website, hãy cùng nhắc lại về tầm quan trọng của Bounce Rate.
Bounce Rate hay còn gọi là tỷ lệ bỏ trang là một SEO KPIs quan trọng đối tất cả các nhà đầu tư và phân tích SEO. Hơn nữa, nó hoàn toàn có thể là một tiêu chí đánh giá thứ hạng tìm kiếm của google cũng như các công cụ tìm kiếm khác. Nếu Bounce Rate cao, bạn rất có thể nhận về một thứ hạng thấp trên kết quả tìm kiếm.
Và ngược lại, việc giảm tỷ lệ bỏ trang thực tế sẽ đem đến một sự thúc đẩy đến sự gia tăng về thứ hạng cho website của nhà quản trị web, bởi tỷ lệ người dùng bỏ trang thấp tức là website của bạn đem lại cho họ một trải nghiệm tốt và không chỉ họ sẽ còn tiếp tục quay trở lại mà sẽ còn nhiều khách truy cập mới sẽ được những người dùng đó giới thiệu đến với website.
Nếu như bạn còn nghĩ rằng Bounce Rate là một tiêu chí xếp hạng không mấy quan trọng đến website thì bạn đã thực sự sai lầm. Một nghiên cứu kéo dài trong vài năm mới được công bố từ một chuyên gia SEO mũ đen đã chỉ ra rằng, chỉ một vài tác động trong quá trình đánh giá thứ hạng website đã gây ra ảnh hưởng đáng kể cho Bounce Rate.
Mặc dù cũng có thể rằng dữ liệu trong nghiên cứu này đã bị ảnh hưởng bới các nhân tố khác diễn ra trong cùng một thời gian, và cũng có thể nghiên cứu này chưa thể khẳng định được điều gì nhưng cá nhân tôi vẫn luôn cảm nhận được tầm quan trọng lớn lao của Bounce Rate.
Tôi suy đoán rằng Bounce Rate đã từng hoặc đã là một nhân tố xếp hạng website của google vào tháng 8 năm 2007. Bởi trên thực tế, mọi người đều biết rằng tất cả các công cụ tìm kiếm đều muốn các trang có chất lượng cao xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của người dùng. Mà tỷ lệ bỏ trang cao hoàn toàn có thể là một công cụ sàng lọc rất tốt để đánh giá và tìm ra các trang có trải nghiệm nghèo nàn, hay tệ hơn là các trang có sự khác nhau hoàn toàn giữa nội dung trên site với nội dung các truy vấn tìm kiếm được nhập bởi người dùng.
Tóm lại, Bounce Rate thực sự là một động lực to lớn không chỉ để SEOer mà cả các nhà quản lý SEO campaign nhìn vào, mà nó còn là một nhân tố đầy ý nghĩa cho việc đánh giá thứ hạng website.
Để giải quyết được câu hỏi đầu bài, trước tiên cần hiểu bản chất Bounce Rate là gì? Google Analytics xác định một lần bỏ trang của người dùng khi mà người đó truy cập chỉ 1 trang duy nhất trên site và không có thêm 1 tương tác nào với trang web. Điều gì có thể xảy ra đối với họ?
Có rất nhiều khả năng có thể xảy ra, có thể người dùng nhấp vào một liên kết trên trang để chuyển đến một website khác; đóng tap chứa địa chỉ website đang theo dõi hoặc đóng cửa sổ trình duyệt vì một lý do nào đó; gõ trực tiếp một địa chỉ của website khác lên thanh địa chỉ; ấn nút Back để quay lại trang trước; hay có thể họ không làm gì cả hoặc rời máy tính và để thời gian quy định cho một session trôi qua.
Trên thực tế, chúng ta và cả những chuyên gia SEO kỳ cựu cũng khó có thể biết được người dùng đã làm gì do bản chất và cách tính số phiên (session) của Google. Phần mềm Analytic của Google tính toán số sessions dựa trên các ứng dụng javascript chạy ngầm trên trình duyệt. Các thẻ này sẽ chỉ chạy khi có người nào đó load một trang trên website. Do vậy nó chỉ có thể biết được người đó bắt đầu dùng một website khi nào và kết thúc dùng website khi nào, và không thể biết người dùng đã làm gì để kết thúc một phiên, và càng không biết được nguyên nhận bỏ trang của người dùng.
Nguyên nhân bỏ trang của người dùng
Có 3 giả thuyết cho lý do tại sao người dùng lại bỏ trang. Đầu tiên, đó là kịch bản 1 người dùng A đến với website của bạn, xem 1 trang và sau đó bỏ đi ăn hoặc làm gì đó trong hơn 30 phút, phiên truy cập bị chấm dứt do quá thời gian. Hy vọng rằng kịch bản này không xảy ra theo chiều hướng người dùng bỏ đi do nội dung trên trang khiến họ nhàm chán.
Giả thuyết tiếp theo xảy ra khi người dùng đang trong 1 quá trình tìm kiếm thông tin qua các website khác nhau. Bounce Rate trên trang sẽ xuất hiện khi người dùng truy cập 1 trang trên website của bạn rồi quay lại trang kết quả tìm kiếm và ấn vào kết quả tìm kiếm khác. Tương tự, nếu như người dùng truy cập trang của bạn từ kết quả tìm kiếm và quay trở lại trang kết quả tìm kiếm trong vòng dưới “x” giây, số lần bỏ trang của bạn sẽ tăng lên một.
Trường hợp cuối cùng xảy ra khi người dùng đến website của bạn và tìm thấy đúng những gì họ cần, chẳng hạn như việc tìm kiếm nơi sinh của chuyên gia SEO Lê Nam trong những trang chứa 1 kho tàng đồ sộ thông tin như wikipedia.com. Sau khi có được thông tin thỏa đáng, người dùng thoát trang và tìm kiếm thông tin khác khiến cho số lần bỏ trang được tăng thêm 1 mặc dù người dùng hoàn toàn thỏa mãn với thông tin thu được trên trang.
Đây là kịch bản phổ biến với những người dùng đang tìm kiếm một câu trả lời đơn giản và nhận được phản hồi từ các website có thông tin niên giám.
Trên thực tế, Bounce Rate của các trang web thông tin thường cao hơn so với các trang web thương mại, trong khi đó, việc tỷ lệ bỏ trang của các website thương mại cao lại thường phản ánh đúng thực trạng nghèo nàn của website thương mại. Để giải quyết vấn đề này, chắc chắn công cụ tìm kiếm sẽ xác định Bounce Rate của website trên cơ sở so sánh với các website cùng chủ đề hoặc có thể so sánh được khác, hoặc cộng điểm cho các website có chủ đề web đặc thù.
Ví dụ thực tế, khi bạn search từ khóa “motorbike”, trang web wikipedia.org với bounce rate 51,60% lại có vị trí cao hơn các trang web khác ở ngay dưới như truckgamesparking.com với Bounce Rate 19,60%.
Qua phân tích trên, ta có thể thấy hiện nay Bounce Rate hoàn toàn có khả năng được Google Search sử dụng như là một yếu tố xếp hạng website quan trọng. Hoặc nếu nó chưa được sử dụng, cá nhân tôi cho rằng trong tương lai gần, Bounce Rate chắc chắn sẽ trở thành một tiêu chí đánh giá website quan trọng bởi Google luôn cải thiện các thuật toán để đánh giá cao các chỉ số thể hiện trải nghiệm của người dùng với website, nhằm đưa đến cho người dùng những website mà họ hài lòng nhất. Vì vậy, khó có lý do nào để Bounce Rate – tỷ lệ bỏ trang của người dùng lại không được sử dụng.
Ngoài ra, kể cả khi Bounce Rate không được coi là 1 tiêu chí đánh giá website của Google, thì vai trò của nó cũng đủ quan trọng đáng để chúng ta, những bạn muốn học Seo xem xét 1 cách cẩn thận, kỹ lưỡng để có thể cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng số chuyển đổi trên site.
Trước khi đi vào tìm hiểu sự thật đằng sau việc công cụ tìm kiếm sử dụng Bounce Rate như một tiêu chí xếp hạng website, hãy cùng nhắc lại về tầm quan trọng của Bounce Rate.
Tầm quan trọng của Bounce Rate
Bounce Rate hay còn gọi là tỷ lệ bỏ trang là một SEO KPIs quan trọng đối tất cả các nhà đầu tư và phân tích SEO. Hơn nữa, nó hoàn toàn có thể là một tiêu chí đánh giá thứ hạng tìm kiếm của google cũng như các công cụ tìm kiếm khác. Nếu Bounce Rate cao, bạn rất có thể nhận về một thứ hạng thấp trên kết quả tìm kiếm.
Và ngược lại, việc giảm tỷ lệ bỏ trang thực tế sẽ đem đến một sự thúc đẩy đến sự gia tăng về thứ hạng cho website của nhà quản trị web, bởi tỷ lệ người dùng bỏ trang thấp tức là website của bạn đem lại cho họ một trải nghiệm tốt và không chỉ họ sẽ còn tiếp tục quay trở lại mà sẽ còn nhiều khách truy cập mới sẽ được những người dùng đó giới thiệu đến với website.
Bounce Rate đã là một tiêu chí đánh giá thứ hạng website từ 2007?
Nếu như bạn còn nghĩ rằng Bounce Rate là một tiêu chí xếp hạng không mấy quan trọng đến website thì bạn đã thực sự sai lầm. Một nghiên cứu kéo dài trong vài năm mới được công bố từ một chuyên gia SEO mũ đen đã chỉ ra rằng, chỉ một vài tác động trong quá trình đánh giá thứ hạng website đã gây ra ảnh hưởng đáng kể cho Bounce Rate.
Mặc dù cũng có thể rằng dữ liệu trong nghiên cứu này đã bị ảnh hưởng bới các nhân tố khác diễn ra trong cùng một thời gian, và cũng có thể nghiên cứu này chưa thể khẳng định được điều gì nhưng cá nhân tôi vẫn luôn cảm nhận được tầm quan trọng lớn lao của Bounce Rate.
Tôi suy đoán rằng Bounce Rate đã từng hoặc đã là một nhân tố xếp hạng website của google vào tháng 8 năm 2007. Bởi trên thực tế, mọi người đều biết rằng tất cả các công cụ tìm kiếm đều muốn các trang có chất lượng cao xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của người dùng. Mà tỷ lệ bỏ trang cao hoàn toàn có thể là một công cụ sàng lọc rất tốt để đánh giá và tìm ra các trang có trải nghiệm nghèo nàn, hay tệ hơn là các trang có sự khác nhau hoàn toàn giữa nội dung trên site với nội dung các truy vấn tìm kiếm được nhập bởi người dùng.
Tóm lại, Bounce Rate thực sự là một động lực to lớn không chỉ để SEOer mà cả các nhà quản lý SEO campaign nhìn vào, mà nó còn là một nhân tố đầy ý nghĩa cho việc đánh giá thứ hạng website.
Bản chất của Bounce Rate
Để giải quyết được câu hỏi đầu bài, trước tiên cần hiểu bản chất Bounce Rate là gì? Google Analytics xác định một lần bỏ trang của người dùng khi mà người đó truy cập chỉ 1 trang duy nhất trên site và không có thêm 1 tương tác nào với trang web. Điều gì có thể xảy ra đối với họ?
Có rất nhiều khả năng có thể xảy ra, có thể người dùng nhấp vào một liên kết trên trang để chuyển đến một website khác; đóng tap chứa địa chỉ website đang theo dõi hoặc đóng cửa sổ trình duyệt vì một lý do nào đó; gõ trực tiếp một địa chỉ của website khác lên thanh địa chỉ; ấn nút Back để quay lại trang trước; hay có thể họ không làm gì cả hoặc rời máy tính và để thời gian quy định cho một session trôi qua.
Trên thực tế, chúng ta và cả những chuyên gia SEO kỳ cựu cũng khó có thể biết được người dùng đã làm gì do bản chất và cách tính số phiên (session) của Google. Phần mềm Analytic của Google tính toán số sessions dựa trên các ứng dụng javascript chạy ngầm trên trình duyệt. Các thẻ này sẽ chỉ chạy khi có người nào đó load một trang trên website. Do vậy nó chỉ có thể biết được người đó bắt đầu dùng một website khi nào và kết thúc dùng website khi nào, và không thể biết người dùng đã làm gì để kết thúc một phiên, và càng không biết được nguyên nhận bỏ trang của người dùng.
Nguyên nhân bỏ trang của người dùng
Có 3 giả thuyết cho lý do tại sao người dùng lại bỏ trang. Đầu tiên, đó là kịch bản 1 người dùng A đến với website của bạn, xem 1 trang và sau đó bỏ đi ăn hoặc làm gì đó trong hơn 30 phút, phiên truy cập bị chấm dứt do quá thời gian. Hy vọng rằng kịch bản này không xảy ra theo chiều hướng người dùng bỏ đi do nội dung trên trang khiến họ nhàm chán.
Giả thuyết tiếp theo xảy ra khi người dùng đang trong 1 quá trình tìm kiếm thông tin qua các website khác nhau. Bounce Rate trên trang sẽ xuất hiện khi người dùng truy cập 1 trang trên website của bạn rồi quay lại trang kết quả tìm kiếm và ấn vào kết quả tìm kiếm khác. Tương tự, nếu như người dùng truy cập trang của bạn từ kết quả tìm kiếm và quay trở lại trang kết quả tìm kiếm trong vòng dưới “x” giây, số lần bỏ trang của bạn sẽ tăng lên một.
Trường hợp cuối cùng xảy ra khi người dùng đến website của bạn và tìm thấy đúng những gì họ cần, chẳng hạn như việc tìm kiếm nơi sinh của chuyên gia SEO Lê Nam trong những trang chứa 1 kho tàng đồ sộ thông tin như wikipedia.com. Sau khi có được thông tin thỏa đáng, người dùng thoát trang và tìm kiếm thông tin khác khiến cho số lần bỏ trang được tăng thêm 1 mặc dù người dùng hoàn toàn thỏa mãn với thông tin thu được trên trang.
Đây là kịch bản phổ biến với những người dùng đang tìm kiếm một câu trả lời đơn giản và nhận được phản hồi từ các website có thông tin niên giám.
Trên thực tế, Bounce Rate của các trang web thông tin thường cao hơn so với các trang web thương mại, trong khi đó, việc tỷ lệ bỏ trang của các website thương mại cao lại thường phản ánh đúng thực trạng nghèo nàn của website thương mại. Để giải quyết vấn đề này, chắc chắn công cụ tìm kiếm sẽ xác định Bounce Rate của website trên cơ sở so sánh với các website cùng chủ đề hoặc có thể so sánh được khác, hoặc cộng điểm cho các website có chủ đề web đặc thù.
Ví dụ thực tế, khi bạn search từ khóa “motorbike”, trang web wikipedia.org với bounce rate 51,60% lại có vị trí cao hơn các trang web khác ở ngay dưới như truckgamesparking.com với Bounce Rate 19,60%.
Review
Qua phân tích trên, ta có thể thấy hiện nay Bounce Rate hoàn toàn có khả năng được Google Search sử dụng như là một yếu tố xếp hạng website quan trọng. Hoặc nếu nó chưa được sử dụng, cá nhân tôi cho rằng trong tương lai gần, Bounce Rate chắc chắn sẽ trở thành một tiêu chí đánh giá website quan trọng bởi Google luôn cải thiện các thuật toán để đánh giá cao các chỉ số thể hiện trải nghiệm của người dùng với website, nhằm đưa đến cho người dùng những website mà họ hài lòng nhất. Vì vậy, khó có lý do nào để Bounce Rate – tỷ lệ bỏ trang của người dùng lại không được sử dụng.
Ngoài ra, kể cả khi Bounce Rate không được coi là 1 tiêu chí đánh giá website của Google, thì vai trò của nó cũng đủ quan trọng đáng để chúng ta, những bạn muốn học Seo xem xét 1 cách cẩn thận, kỹ lưỡng để có thể cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng số chuyển đổi trên site.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét