Phương Pháp Giảm Exit Rate Hiệu Quả |
(Tìm hiểu khái niệm về Exit Rate tại bài viết Exit Rate – Tỷ lệ thoát là gì?)
Cùng với Bounce Rate (tỷ lệ bỏ trang), Exit Rate – Tỷ lệ thoát là một trog những chỉ số SEO KPIs quan trọng đối với website, giúp website đánh giá được trải nghiệm người dùng và phần nào đánh giá được chất lượng về nội dung trang web và khả năng điều hướng người dùng trên trang. Vì vậy, việc có một tỷ lệ thoát cao sẽ là một điều đánh lo ngại đối với website.
Vậy, làm thế nào để giảm thiểu Exit Rate và phương pháp nào có thể giảm Exit Rate một cách hiệu quả? Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây: Phương pháp giảm Exit Rate hiệu quả“
Về bản chất, tỷ lệ thoát bao gồm tỷ lệ thoát trên từng trang và tỷ lệ thoát trung bình của toàn website. Mỗi tỷ lệ này lại có một phương pháp giảm riêng:
Trước tiên, để biết được cách nào có thể giảm thiểu Exit Rate trung bình trên site, chúng ta cần nhắc lại cách tính Exit Rate trung bình của Google Analytics. Tỷ lệ thoát trung bình của website được tính bằng tổng số lần thoát trên website chia cho tổng số lần xem trang trên site. Vì trong một lần truy cập, tổng số lần thoát trên site không thể thay đổi được (luôn bằng 1), nên việc gia tăng số lần xem trang trên site là cần thiết để giảm Average Exit Rate.
Vì vậy, cách tốt nhất để giảm Exit Rate đó chính là giữ người dùng ở trên website được lâu nhất có thể, và chắc chắn phải bắt đầu tiến hành từ những trang có Exit Rate cao. Hãy giữ chân khách hàng của bạn bằng những thông tin chất lượng trên các trang khác nhau mà họ quan tâm. Không nên dùng các phương pháp can thiệp nhằm gia tăng Pageview theo dạng spam vì chúng chắc chắn sẽ khiến website mất đi rất nhiều người xem.
Các người làm SEO cần gia tăng các internal link trên các trang. Tuy nhiên, việc để các liên kết nội bộ có liên quan và viết tiêu đề như thế nào, đặt ở đâu để gia tăng lượng người dùng click vào là điều cần được cân nhắc kỹ. Hơn nữa, cần chắc chắn về việc chất lượng của nội dung trên các trang có được tốt hay không và việc trình bày nội dung trên trang có dễ đọc hay không, nhằm tạo một trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và gia tăng các tương tác của người dùng trên site.
Tỷ lệ thoát của trang được tính bằng tổng số lần thoát của người dùng tại trang, chia cho tổng số lần xem trang. Ngược lại với tỷ lệ thoát trung bình, số lần thoát từ trang của người dùng hoàn toàn có thể thay đổi, trong khi số lần xem trang thì thường khó thay đổi hơn. Bởi người dùng sẽ chỉ quay lại trang sau khi đã chuyển sang một trang khác nếu họ chưa đọc hết thông tin trên trang (trường hợp này thường ít gặp).
Vì vậy, để giảm Exit Rate của trang, chúng ta cần hạn chế việc người dùng thoát trên trang đó. Việc nội dung của trang chưa được hay hoặc có bố cục không rõ ràng làm cản trở việc tìm kiếm thông tin của người dùng trên trang hoàn toàn là một lý do họ thoát khỏi trang đó. Nhà đầu tư SEO có thể đặt các tiêu đề hay, “giật tít” để “câu view”, tuy nhiên tiêu đề phải thể hiện đúng nội dung chính mà bài viết trên trang đang nói tới.
Các bài viết có liên quan hoặc có thể được ngời dùng quan tâm cần được để ở những vị trí thích hợp để họ có thể ấn vào xem (khuyến khích nên đặt ở cuối bài viết). Nhà đầu tư SEO cũng cần phải tạo một bố cục trang dễ nhìn và dễ đọc để người dùng có thể dễ dàng theo dõi nội dung trên trang. Font chữ, màu chữ cũng nên được chọn lựa một cách cẩn thận để tránh làm giảm trải nghiệm ngưỡi dùng trên trang.
Tỷ lệ thoát – Exit Rate có một ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá trải nghiệm của người dùng và thể hiện được chất lượng về nội dung, hình thức cũng như khả năng điều hướng của một trang web. Việc quan tâm đến chỉ số này và tìm cách cải thiện nó là một công việc cần thiết đối với mỗi SEOer và nhà đầu tư SEO. Bởi xét cho cùng việc mấu chốt của SEO đó là hướng website đến với người dùng.
Việc cải thiện chỉ số Exit Rate cũng đồng nghĩa với việc sự tương tác của người dùng trên trang đã được gia tăng và trải nghiệm của người dùng trên trang cũng được tốt hơn. Tìm hiểu thêm về cách gia tăng trải nghiệm người dùng trên trang tại bài viết: Gia tăng tương tác người dùng trên trang.
Cùng với Bounce Rate (tỷ lệ bỏ trang), Exit Rate – Tỷ lệ thoát là một trog những chỉ số SEO KPIs quan trọng đối với website, giúp website đánh giá được trải nghiệm người dùng và phần nào đánh giá được chất lượng về nội dung trang web và khả năng điều hướng người dùng trên trang. Vì vậy, việc có một tỷ lệ thoát cao sẽ là một điều đánh lo ngại đối với website.
Vậy, làm thế nào để giảm thiểu Exit Rate và phương pháp nào có thể giảm Exit Rate một cách hiệu quả? Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây: Phương pháp giảm Exit Rate hiệu quả“
Phương pháp nào giảm tỷ lệ thoát hiệu quả?
Về bản chất, tỷ lệ thoát bao gồm tỷ lệ thoát trên từng trang và tỷ lệ thoát trung bình của toàn website. Mỗi tỷ lệ này lại có một phương pháp giảm riêng:
Giảm tỷ lệ thoát trung bình trên site (Average Exit Rate)
Trước tiên, để biết được cách nào có thể giảm thiểu Exit Rate trung bình trên site, chúng ta cần nhắc lại cách tính Exit Rate trung bình của Google Analytics. Tỷ lệ thoát trung bình của website được tính bằng tổng số lần thoát trên website chia cho tổng số lần xem trang trên site. Vì trong một lần truy cập, tổng số lần thoát trên site không thể thay đổi được (luôn bằng 1), nên việc gia tăng số lần xem trang trên site là cần thiết để giảm Average Exit Rate.
Vì vậy, cách tốt nhất để giảm Exit Rate đó chính là giữ người dùng ở trên website được lâu nhất có thể, và chắc chắn phải bắt đầu tiến hành từ những trang có Exit Rate cao. Hãy giữ chân khách hàng của bạn bằng những thông tin chất lượng trên các trang khác nhau mà họ quan tâm. Không nên dùng các phương pháp can thiệp nhằm gia tăng Pageview theo dạng spam vì chúng chắc chắn sẽ khiến website mất đi rất nhiều người xem.
Các người làm SEO cần gia tăng các internal link trên các trang. Tuy nhiên, việc để các liên kết nội bộ có liên quan và viết tiêu đề như thế nào, đặt ở đâu để gia tăng lượng người dùng click vào là điều cần được cân nhắc kỹ. Hơn nữa, cần chắc chắn về việc chất lượng của nội dung trên các trang có được tốt hay không và việc trình bày nội dung trên trang có dễ đọc hay không, nhằm tạo một trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và gia tăng các tương tác của người dùng trên site.
Giảm tỷ lệ thoát trên trang (Exit Rate – %Exit)
Tỷ lệ thoát của trang được tính bằng tổng số lần thoát của người dùng tại trang, chia cho tổng số lần xem trang. Ngược lại với tỷ lệ thoát trung bình, số lần thoát từ trang của người dùng hoàn toàn có thể thay đổi, trong khi số lần xem trang thì thường khó thay đổi hơn. Bởi người dùng sẽ chỉ quay lại trang sau khi đã chuyển sang một trang khác nếu họ chưa đọc hết thông tin trên trang (trường hợp này thường ít gặp).
Vì vậy, để giảm Exit Rate của trang, chúng ta cần hạn chế việc người dùng thoát trên trang đó. Việc nội dung của trang chưa được hay hoặc có bố cục không rõ ràng làm cản trở việc tìm kiếm thông tin của người dùng trên trang hoàn toàn là một lý do họ thoát khỏi trang đó. Nhà đầu tư SEO có thể đặt các tiêu đề hay, “giật tít” để “câu view”, tuy nhiên tiêu đề phải thể hiện đúng nội dung chính mà bài viết trên trang đang nói tới.
Các bài viết có liên quan hoặc có thể được ngời dùng quan tâm cần được để ở những vị trí thích hợp để họ có thể ấn vào xem (khuyến khích nên đặt ở cuối bài viết). Nhà đầu tư SEO cũng cần phải tạo một bố cục trang dễ nhìn và dễ đọc để người dùng có thể dễ dàng theo dõi nội dung trên trang. Font chữ, màu chữ cũng nên được chọn lựa một cách cẩn thận để tránh làm giảm trải nghiệm ngưỡi dùng trên trang.
Review
Tỷ lệ thoát – Exit Rate có một ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá trải nghiệm của người dùng và thể hiện được chất lượng về nội dung, hình thức cũng như khả năng điều hướng của một trang web. Việc quan tâm đến chỉ số này và tìm cách cải thiện nó là một công việc cần thiết đối với mỗi SEOer và nhà đầu tư SEO. Bởi xét cho cùng việc mấu chốt của SEO đó là hướng website đến với người dùng.
Việc cải thiện chỉ số Exit Rate cũng đồng nghĩa với việc sự tương tác của người dùng trên trang đã được gia tăng và trải nghiệm của người dùng trên trang cũng được tốt hơn. Tìm hiểu thêm về cách gia tăng trải nghiệm người dùng trên trang tại bài viết: Gia tăng tương tác người dùng trên trang.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét