Tổng Quan Về Breadcrumbs |
Thuật ngữ breadcrumbs là một khái niệm không mấy phổ biến trong SEO và không phải SEOer hay nhà đầu tư SEO cũng biết hoặc dành sự quan tâm đến thuật ngữ này. Tuy nhiên, nó lại có một vai trò tiềm ẩn rất quan trọng không chỉ đối với người dùng mà còn đối với cả việc SEO website.
Việc Google cập nhật việc hiển thị breadcrumbs thay thế cho đường dẫn của trang web trên bảng kết quả tìm kiếm mới đây là một minh chứng rõ ràng nhất cho tầm quan trọng của nó. Đã đến lúc các SEOer hay nhà đầu tư SEO phải quan tâm đến thuật ngữ breadcrumbs là gì nếu không muốn chịu thiệt thòi so với các website khác.
Bài viết “Breadcrumbs là gì?” sẽ gửi đến các nhà đầu tư SEO khái niệm rõ ràng và chi tiết nhất về thuật ngữ breadcrumbs.
Breadcrumbs hay còn gọi là Breadcrumbs trail là một thẻ điều hướng phụ thêm trên trang được sử dụng nhằm tối ưu tương tác người dùng của website (visitor engagement) trên trang. Về bản chất, Breadcrumbs là tập hợp những đường link phân cấp giúp người dùng có thể biết được mình đang ở page nào và từ đó có thể di chuyển thuận lợi qua các trang khác nhau trên website.
Thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên tại Mỹ bởi các SEOer và Coder bản địa, với ý tưởng xuất phát từ câu chuyện về hai đứa trẻ rải những mẩu bánh mỳ dọc đường để tự tìm đường về nhà (Hansel and Gretel).
Breadcrumbs thường xuất hiện ngay trên đầu website, và được đặt ở ngay dưới phần đầu (Top) hay dưới thanh tiêu đề hoặc headers. Chúng cung cấp cho khách hàng những liên kết để quay lại trang trước cấp cao hơn và tiện theo dõi vị trí hiện tại của mình trên trang. Một breadcrumbs điển hình sẽ có mẫu như sau:
Trang chủ > Chuyên Mục (hoặc thẻ Tag) > Trang con
hoặc
Trang chủ > Trang đã xem thứ nhất > Trang đã xem thứ hai > …
Hiện nay, có 3 loại breadcrumb chính đã và đang được sử dụng, bao gồm:
1. Location Breadcrumbs – Breadcrumbs theo vị trí
Location Breadcrumbs hay còn gọi là Location-based breadcrumbs, hiển thị cho người dùng biết vị trí hiện tại của họ trên website.
Loại breadcrumb này thường được dùng và cũng là loại khuyên dùng cho những website có cấu trúc site được chia theo nhiều tầng hoặc có số tầng lớn hơn hặc bằng 2 (chuyên mục + bài viết). Đây được đánh giá là loại Breadcrumbs phổ biến nhất hiện nay.
2. Attribute breadcrumbs – Breadcrumbs theo thuộc tính.
Attribute breadcrumbs hay còn gọi là Attribute-based breadcrumbs, có chức năng thể hiện các thuộc tính của một page trong website.
Loại breadcrumb này đặc biệt được ưa chuộng trong những trang web thương mại điện tử có số lượng mẫu mã sản phẩm lớn, với nhiều các tiêu chí để phân loại. Ví dụ như sản phẩm điện thoại di động, có thể được phân loại theo giá thành, theo hãng sản xuất, theo hệ điều hành, hoặc theo những thuộc tính khác. Như vậy, Breadcrumbs trong trường hợp này sẽ là các tiêu chí phân loại cho sản phẩm, người dùng có thể biết được mình đang tìm hiểu tiêu chí nào.
3. Path Breadcrumbs – Breadcrumbs theo đường dẫn
Path Breadcrumbs hay còn gọi là Path-based Breadcrumbs. Nó hiển thị cho người dùng các bước hoặc đường dẫn mà người dùng đã đi qua. Loại Breadcrumbs này hiện nay ít còn được sử dụng rộng rãi bởi do bản chất của nó tương tự nút “Back”. Hơn nữa, người dùng cũng khó có thể biết vị trí hiện tại của mình trong cấu trúc website.
Việc Google cập nhật việc hiển thị breadcrumbs thay thế cho đường dẫn của trang web trên bảng kết quả tìm kiếm mới đây là một minh chứng rõ ràng nhất cho tầm quan trọng của nó. Đã đến lúc các SEOer hay nhà đầu tư SEO phải quan tâm đến thuật ngữ breadcrumbs là gì nếu không muốn chịu thiệt thòi so với các website khác.
Bài viết “Breadcrumbs là gì?” sẽ gửi đến các nhà đầu tư SEO khái niệm rõ ràng và chi tiết nhất về thuật ngữ breadcrumbs.
Breadcrumbs là gì?
Breadcrumbs hay còn gọi là Breadcrumbs trail là một thẻ điều hướng phụ thêm trên trang được sử dụng nhằm tối ưu tương tác người dùng của website (visitor engagement) trên trang. Về bản chất, Breadcrumbs là tập hợp những đường link phân cấp giúp người dùng có thể biết được mình đang ở page nào và từ đó có thể di chuyển thuận lợi qua các trang khác nhau trên website.
Thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên tại Mỹ bởi các SEOer và Coder bản địa, với ý tưởng xuất phát từ câu chuyện về hai đứa trẻ rải những mẩu bánh mỳ dọc đường để tự tìm đường về nhà (Hansel and Gretel).
Breadcrumbs thường xuất hiện ngay trên đầu website, và được đặt ở ngay dưới phần đầu (Top) hay dưới thanh tiêu đề hoặc headers. Chúng cung cấp cho khách hàng những liên kết để quay lại trang trước cấp cao hơn và tiện theo dõi vị trí hiện tại của mình trên trang. Một breadcrumbs điển hình sẽ có mẫu như sau:
Trang chủ > Chuyên Mục (hoặc thẻ Tag) > Trang con
hoặc
Trang chủ > Trang đã xem thứ nhất > Trang đã xem thứ hai > …
Những loại Breadcrumbs điển hình
Hiện nay, có 3 loại breadcrumb chính đã và đang được sử dụng, bao gồm:
1. Location Breadcrumbs – Breadcrumbs theo vị trí
Location Breadcrumbs hay còn gọi là Location-based breadcrumbs, hiển thị cho người dùng biết vị trí hiện tại của họ trên website.
Loại breadcrumb này thường được dùng và cũng là loại khuyên dùng cho những website có cấu trúc site được chia theo nhiều tầng hoặc có số tầng lớn hơn hặc bằng 2 (chuyên mục + bài viết). Đây được đánh giá là loại Breadcrumbs phổ biến nhất hiện nay.
2. Attribute breadcrumbs – Breadcrumbs theo thuộc tính.
Attribute breadcrumbs hay còn gọi là Attribute-based breadcrumbs, có chức năng thể hiện các thuộc tính của một page trong website.
Loại breadcrumb này đặc biệt được ưa chuộng trong những trang web thương mại điện tử có số lượng mẫu mã sản phẩm lớn, với nhiều các tiêu chí để phân loại. Ví dụ như sản phẩm điện thoại di động, có thể được phân loại theo giá thành, theo hãng sản xuất, theo hệ điều hành, hoặc theo những thuộc tính khác. Như vậy, Breadcrumbs trong trường hợp này sẽ là các tiêu chí phân loại cho sản phẩm, người dùng có thể biết được mình đang tìm hiểu tiêu chí nào.
3. Path Breadcrumbs – Breadcrumbs theo đường dẫn
Path Breadcrumbs hay còn gọi là Path-based Breadcrumbs. Nó hiển thị cho người dùng các bước hoặc đường dẫn mà người dùng đã đi qua. Loại Breadcrumbs này hiện nay ít còn được sử dụng rộng rãi bởi do bản chất của nó tương tự nút “Back”. Hơn nữa, người dùng cũng khó có thể biết vị trí hiện tại của mình trong cấu trúc website.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét