Giảm Bounce Rate Hiệu Quả Bằng Event Tracking |
Nhiều SEOer hay chủ doanh nghiệp cảm thấy rất lo lắng khi nhìn vào lượng tỷ lệ bỏ trang (Bounce Rate) rất cao cho dù đã tối ưu nội dung và onpage lại. Thực ra tỷ lệ bỏ trang lớn là một điều tự nhiên tùy vào mục đích của website và nhà quản lý không cần quá lo lắng nếu nội dung website “chất”.
Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn tỷ lệ này ít đi thì có cách để giảm tỷ lệ bỏ trang xuống hết mức có thể. Đây là một phương pháp 2 trong 1 vừa giúp giảm Bounce Rate của toàn website vừa theo dõi phân tích hành vi người dùng.
Có rất nhiều lí do tại sao tỷ lệ bỏ trang lại cao đến vậy. Nguyên nhân chủ yếu đó là do:
Theo như định nghĩa của Google, tỷ lệ bỏ trang (Bounce rate) là tỷ lệ số người xem một trang duy nhất rồi thoát và không có tương tác nào. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ cần bạn xem một trang rồi thoát,cho dù có tương tác trên trang đó như xem ảnh, xem video, Google vẫn coi đó là một lần bỏ trang.
Cái cốt lõi ở đây đó là tương tác trên trang. Ở chế độ mặc định, Google không theo dõi được những tương tác này nên nếu người dùng có tương tác trên trang (ngoại trừ xem trang mới) thì Google không phát hiện được. Bạn tìm hiểu về các loại tương tác để xem loại tương tác nào Google có thể phát hiện được.
_ Bounce Rate thấp ở phản ánh mức độ tương tác người dùng cao và độ thân thiện của website với người dùng.
_ Website có lượng traffic cao và Bounce Rate thấp sẽ tăng tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
_ Google coi Bounce Rate là một trong những tiêu chí xếp hạng website do đó giảm Bounce Rate giúp cải thiện thứ hạng trên bảng kết quả xếp hạng tìm kiếm (SERP).
Như đã nói ở trên, nếu người dùng xem một trang duy nhất rồi thoát, cho dù có tương tác trên trang đi nữa, vẫn sẽ bị coi là một lượt bỏ trang.
Đặt trường hợp người dùng xem video trên trang rồi thoát ra, dù người dùng có ấn play, pause đủ kiểu, Google sẽ vẫn coi đó là một lượt bỏ trang. Vì sao ư? ở chế độ mặc định, Google không theo dõi tương tác trên video đó.
Việc cần làm ở đây đó là báo cho Google Analytics biết: “Mặc dù người dùng chỉ xem một trang nhưng họ có tương tác trên trang, nên không được tính là một lượt bỏ”
Do vậy, bạn sẽ phải cài một loại mã theo dõĩ gắn trên website gọi là event tracking code. Event Tracking được hiểu là một phương pháp sử dụng một đoạn mã để theo dõi các tương tác trên website như xem video, điền form, xem ảnh,…
Giả dụ bạn có một video trong 1 trang web và có lượng bounce rate rất cao bởi vì người dùng vào trang chỉ để xem video rồi thoát luôn. Sau khi bạn gắn mã theo dõi, mặc dù lượng khách xem video vẫn giữ nguyên và không xem thêm bất kì trang nào, Bounce Rate sẽ giảm bởi những hành động ấn Play, Pause, Stop đã được báo cho Google Analytics là có tương tác.
Google cho biết 10 tương tác đầu tiên sẽ gửi tới Google Analytics được theo dõi ngay lập tức, sau đó con số này bị giảm xuống còn 1 tương tác mỗi một phiên.
Sở dĩ Google giới hạn như vậy bởi nếu có quá nhiều tương xảy ra cùng một thời điểm thì có khả năng các tương tác đó không được ghi nhận. Vì vậy cần tránh:
Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn tỷ lệ này ít đi thì có cách để giảm tỷ lệ bỏ trang xuống hết mức có thể. Đây là một phương pháp 2 trong 1 vừa giúp giảm Bounce Rate của toàn website vừa theo dõi phân tích hành vi người dùng.
Tại sao Bounce Rate lại cao?
Có rất nhiều lí do tại sao tỷ lệ bỏ trang lại cao đến vậy. Nguyên nhân chủ yếu đó là do:
- Nội dung trên website quá nghèo nàn, nhàm chán hoặc giao diện không dễ nhìn khiến khách hàng bỏ đi ngay lập tức.
- Tốc độ tải trang chậm khiến người dùng đợi lâu lại càng làm tăng khả năng họ bỏ đi.
- Người dùng xem trang chỉ để lấy thông tin họ cần rồi thoát ra. Đây là hành vi hết sức bình thường đối với website có mục đích cung cấp thông tin.
Bounce Rate là gì?
Theo như định nghĩa của Google, tỷ lệ bỏ trang (Bounce rate) là tỷ lệ số người xem một trang duy nhất rồi thoát và không có tương tác nào. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ cần bạn xem một trang rồi thoát,cho dù có tương tác trên trang đó như xem ảnh, xem video, Google vẫn coi đó là một lần bỏ trang.
Cái cốt lõi ở đây đó là tương tác trên trang. Ở chế độ mặc định, Google không theo dõi được những tương tác này nên nếu người dùng có tương tác trên trang (ngoại trừ xem trang mới) thì Google không phát hiện được. Bạn tìm hiểu về các loại tương tác để xem loại tương tác nào Google có thể phát hiện được.
Giảm Bounce Rate đem lại lợi ích gì?
_ Bounce Rate thấp ở phản ánh mức độ tương tác người dùng cao và độ thân thiện của website với người dùng.
_ Website có lượng traffic cao và Bounce Rate thấp sẽ tăng tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
_ Google coi Bounce Rate là một trong những tiêu chí xếp hạng website do đó giảm Bounce Rate giúp cải thiện thứ hạng trên bảng kết quả xếp hạng tìm kiếm (SERP).
Event Tracking là gì và tại sao có ảnh hưởng tới Bounce Rate?
Như đã nói ở trên, nếu người dùng xem một trang duy nhất rồi thoát, cho dù có tương tác trên trang đi nữa, vẫn sẽ bị coi là một lượt bỏ trang.
Đặt trường hợp người dùng xem video trên trang rồi thoát ra, dù người dùng có ấn play, pause đủ kiểu, Google sẽ vẫn coi đó là một lượt bỏ trang. Vì sao ư? ở chế độ mặc định, Google không theo dõi tương tác trên video đó.
Việc cần làm ở đây đó là báo cho Google Analytics biết: “Mặc dù người dùng chỉ xem một trang nhưng họ có tương tác trên trang, nên không được tính là một lượt bỏ”
Do vậy, bạn sẽ phải cài một loại mã theo dõĩ gắn trên website gọi là event tracking code. Event Tracking được hiểu là một phương pháp sử dụng một đoạn mã để theo dõi các tương tác trên website như xem video, điền form, xem ảnh,…
Giả dụ bạn có một video trong 1 trang web và có lượng bounce rate rất cao bởi vì người dùng vào trang chỉ để xem video rồi thoát luôn. Sau khi bạn gắn mã theo dõi, mặc dù lượng khách xem video vẫn giữ nguyên và không xem thêm bất kì trang nào, Bounce Rate sẽ giảm bởi những hành động ấn Play, Pause, Stop đã được báo cho Google Analytics là có tương tác.
Lưu ý khi đặt Event Tracking
Google cho biết 10 tương tác đầu tiên sẽ gửi tới Google Analytics được theo dõi ngay lập tức, sau đó con số này bị giảm xuống còn 1 tương tác mỗi một phiên.
Sở dĩ Google giới hạn như vậy bởi nếu có quá nhiều tương xảy ra cùng một thời điểm thì có khả năng các tương tác đó không được ghi nhận. Vì vậy cần tránh:
- Theo dõi di chuyển của chuột như lăn, rê, kéo.
- Cơ chế hẹn giờ giống như việc đặt báo thức khi hoàn tất một quá trình ví dụ như tải xong 1 trang, xem xong 1 video.
- Những tương tác lặp lại với tần suất cao như theo dõi từng giây mà người dùng xem trên video.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét